Xác định vị trí xe khi di chuyển sẽ giúp tài xế căn đường chuẩn xác hơn. Đồng thời nó cũng giúp tài xế kịp thời đối phó với các tình huống va chạm bất ngờ.
Chủ yếu cách căn đường sẽ phụ thuộc vào khoảng cách từ vị trí của người cầm lái tới một điểm chuẩn trên mặt đường (là điểm thuộc đường thẳng đi qua tim đường). Việc căn đường chuẩn sẽ giúp các lái mới đối phó được với các tình huống va chạm bất ngờ và giảm được những tổn thất không đáng có.
Trong quá trình di chuyển, điểm chuẩn luôn di chuyển phụ thuộc vào tốc độ và hướng chuyển động của xe.
[lwptoc depth=”2″]
1. Xác định vị trí của xe đi trên đường
1.1 Xe đi ở phần đường bên phải:
Điểm căn sẽ được xác định từ vị trí của người lái chiếu xuống mặt đường, lệch sang bên phải so với tim đường là xe đang đi phần đường bên phải. Vị trí người điều khiển càng cách xa trục tim đường về bên phải thi xe càng đi sang phần đường bên phải nhiều hơn.
1.2 Xe đi sang phần đường bên trái:
Điểm căn sẽ được xác định từ vị trí của người lái lệch hẳn sang bên trái tim đường và cách tim đường lớn hơn 45cm. Nếu người điều khiển càng cách xa trục đường về phía bên trái thì xe càng đi sang phần đường bên trái nhiều hơn.
1.3 Xe đi giữa đường:
Điểm căn được xác định từ vị trí của người lái lệch sang bên trái tim đường và cách bên trái tim đường 35 – 45cm. Nếu người điều khiển thấy vị trí ngồi ngay sát với tim đường thì xe đang đi ở đúng giữa đường.
2. Xác định hướng chuyển động của xe trên đường
2.1 Xe đi song song với hướng đường:
Quỹ đạo vị trí của người lái chiếu xuống đường hợp thành một đường thẳng song song với hướng đường. Lúc này, người điều khiển chỉ cần giữ tay lái ổn định trong độ rơ cho phép, xe sẽ đi song song với hướng đường.
2.2 Xe đi lệch ra khỏi hướng đường:
Quỹ đạo vị trí của người lái chiếu xuống đường tạo thành với trục tim đường một góc, xe có chiều hướng chếch ra lề đường. Lúc này, cần điều chỉnh lại hướng chuyển động của xe bằng cách đánh tay lái sao cho chuyển động của xe song song với hướng đường. Sau khi điều chỉnh xong thì trả lại tay lái để xe chuyển động ổn định theo hướng vừa điều chỉnh.
3. Kỹ thuật lái xe tránh nhau
Khi đi trên đường hẹp, quy tắc tránh nhau là 2 xe đều phải giảm tốc độ. Trong đó, xe nào có phần đường rộng hơn nên chủ động dừng xe trước, tránh đi vào phần đường hẹp gây cản trở giao thông.
Khi đỗ xe trong khoảng đường hẹp, tài xế cần chú ý đỗ ngay ngắn, không nên đỗ chéo đường, chếch đầu hoặc quay đuôi xe ra phía ngoài đường. Lúc này, người lái cũng không nên đổi số, mà phải cầm tay lái vững, lái thẳng, căn chuẩn, tốc độ di chuyển ổn định.
Người lái cũng cần trau đồi kỹ năng lái xe tránh ổ gà và chướng ngại vật trên đường, vì chúng tiềm ẩn nguy cơ khiến xe đi lệch hướng, có thể bị cọ quẹt và va chạm với các phương tiện khác. Kỹ thuật căn chuẩn xác là dựa vào tâm cánh tay bên trái của lái xe cách vết bánh xe trước bên trái khoảng 10 – 15cm khi chiếu xuống lòng đường.
Trên đây là kinh nghiệm đào tạo lái xe Lạc Hồng muốn gửi đến các bác tài mới nhé.
ĐĂNG KÝ HỌC LÁI XE B2, C TẠI ĐÀ LẠT – ĐỨC TRỌNG – ĐƠN DƯƠNG – LÂM ĐỒNG
Hãy nhanh tay liên hệ và đăng ký để nhận được ưu đãi trong chương trình đào tạo, cũng như giá học phí trọn gói khi tham gia học lái xe ô tô Đà Lạt.