Trung Tâm Đào Tạo Lái Xe Lạc Hồng chia sẻ kinh nghiệm cho người thi sát hạch lái xe lần đầu
Thi sát hạch bằng lái xe được đánh giá là không quá khó, tuy nhiên tỷ lệ người đậu ngay từ lần đầu tiên lại không nhiều. Thậm chí nhiều người phải trải qua rất nhiều lần thi mới có thể sở hữu tấm bằng trên tay. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc này như tâm lý yếu, mắc bẫy thi lý thuyết, tay lái còn non, không thực hành đủ thời gian, không có xe để tập luyện và vô vàn những vấn đề ngoài lề khác. Tuy nhiên theo đánh giá của Trung Tâm Đào Tạo Lái Xe Lạc Hồng, những nguyên nhân trên đều có thể giải quyết ổn thỏa. Người đi thi có sự tập trung và chịu khó chú ý những vấn đề sau đây.
Thời gian và thời điểm học hợp lý
Theo thông tin từ sở GTVT, thời gian quy định là 3 tháng đối với hạng B1, B2 và 6 tháng đối với hạng C. Nếu trường hợp gia đình bạn có xe riêng, bạn có thể đăng ký học ngay và luyện tập tăng cường tại nhà đều đặn cho đến thời điểm thi. Tuy nhiên nếu không nằm trong số đó, bạn cần cân nhắc lại thời điểm phù hợp. Thời điểm lý tưởng nhất là học thực hành vào tháng cuối cùng trước khi sát hạch. Nguyên nhân là vì mỗi trung tâm sẽ có số buổi thực hành giới hạn, nếu tập trung học hết trong tháng đầu hay tháng giữa, đến tháng cuối bạn sẽ không có cơ hội để luyện tập, dẫn đến quên tháo tác, khả năng phản xạ giảm sút.
Đối với bài thi lý thuyết, dù có trí nhớ tốt đến đâu thì sau 3 tháng vẫn có thể xảy ra tình trạng quên hay nhầm lẫn. Hãy tập trung học vào 2 – 3 tuần cuối trước khi thi, kiến thức vẫn còn được ghi nhớ, giảm tỉ lệ câu làm sai. Hãy luyện tập thật nhiều bằng app ôn thi giấy phép lái xe ô tô để đạt hiệu quả cao hơn.
Có cần lên lớp để học lý thuyết lái xe?
Nhiều người có tâm lý bỏ qua các buổi học lý thuyết vì bận rộn và cho rằng mình có thể tự học, tuy nhiên Trung Tâm Đào Tạo Lái Xe Lạc Hồng khuyên bạn nên dành thời gian để đến lớp học tập nghiêm túc. Không chỉ có cơ hội ghi nhớ kiến thức hiệu quả hơn, bạn còn có thể nhận được nhiều lời khuyên hữu ích từ các giáo viên, những người có kinh nghiệm trong công tác dạy học và coi thi. Hãy chọn các buổi học vào cuối tuần, đồng thời chủ động học thêm tại nhà mỗi ngày khoảng 15 – 30 phút, sau đó làm đề thi thử, đừng quên coi kỹ các câu làm sai.
Nhiều người có tâm lý học mẹo, phương pháp này có thể có tác dụng trong thời điểm bạn làm bài thi. Nhưng nếu trong thực tế bạn gặp những tình huống như vậy thì sẽ rất rủi ro nếu bạn hoàn toàn không biết cách xử lý. Vì vậy hãy nghiêm túc đầu tư cho việc học lý thuyết, nắm rõ luật giao thông sẽ làm bạn tự tin hơn khi tham gia giao thông.
Nên hay không nên bỏ qua bài tập nguội?
Bài tập nguội là bước đầu tiên trong phần học thực hành, xe sẽ ở trạng thái tĩnh hoàn toàn và được nâng lên cao. Người học sẽ ngồi vào vị trí, tập xoay tay lái, vào số, đạp phanh… Hãy ghi nhớ từng thao tác và chỉ dẫn của giáo viên, những kỹ năng này sẽ là tiền đề để quá trình tập lái thật diễn ra suôn sẻ hơn.
Khi đến vòng lái thật, đừng sợ nếu bạn chưa biết cách ra vào côn, ga, số hay xe chết máy, cứ bình tĩnh làm lại từ đầu, giáo viên cũng sẽ thông cảm cho người lần đầu tập lái. Đặc biệt chú ý đến các bài tập dễ bị mất điểm như: dừng xe, đề pa ngang dốc, lùi xe, dừng đèn đỏ, ghép ngang… vì có đến 30 – 40% người thi trượt do bị trừ lỗi từ những bài thi này.
Những điểm cần biết để vượt qua các bài thi sa hình
Nhiều người tập lái bên ngoài rất ổn nhưng khi vào bài thi sa hình lại lúng túng, nếu có điều kiện, hãy đầu tư thuê xe chip để tập tầm 1 – 2 tiếng cho quen xe và quen sân. Chi phí thuê xe gắn chip để thi thử sẽ tốn khoảng 300.000đ/giờ. Sau đây là một số lưu ý tuy nhỏ nhưng lại rất quan trọng của một số phần thi dễ mất điểm, hãy ghi nhớ thật kỹ.
Xuất phát: xe ở vị trước trước vạch xuất phát, khi nhận được tín hiệu từ hệ thống chấm điểm sẽ bắt đầu tính điểm, nên vào số 1 và ngồi chờ trên xe vì nếu sau 30 giây không qua vạch sẽ bị chấm rớt. Lưu ý thời điểm bật và tắt đèn xi-nhan trái, vì nếu quên một trong hai cũng sẽ bị trừ điểm.
Dừng và khởi hành xe ngang dốc (đề pa): phần này rất dễ bị loại, khuyên bạn nên dừng non không quá 50cm để xác định mất 5 điểm chứ không bị loại, tháo tác đúng sẽ là đạp nhanh chân phanh, vào số 1 và kéo phanh tay để xe dừng lại hẳn, quá 30s không qua được dốc cũng sẽ bị loại
Qua vệt bánh xe đường hẹp vuông góc: lưu ý hạng bằng lái để đi đúng làn quy định, khi vào bài cần đi đè lên vệt kiểm tra để báo hiệu bạn không bỏ bài thi, giữ xe thật thẳng ổn định, qua vạch mới bắt đầu đánh lái để bánh sau không đè lên vạch.
Qua ngã tư có tín hiệu điều khiển giao thông: dừng lại trước vạch, chờ đèn đỏ còn 3 – 4 giây thì bắt đầu vào chân ga và đạp nhẹ phanh để xe đi thật chậm, còn 1 – 2 giây thì bắt đầu vượt vạch để qua ngã tư, không vượt đèn đỏ vì sẽ bị trừ 10đ.
Ghép ngang: bài này rất khó, bạn để xe song song với xe dừng phía trước, khoảng cách từ 60 – 90cm, lùi cho đến khi bánh xe sau bên trái cách làn giới hạn ngoài 20 – 30cm, đánh hết tay lái trái và lùi vào chỗ đỗ cho đến khi hết thấy chân bánh xe, thùng xe song song với vạch giới hạn, bánh xe sau lùi đúng vị trí vạch chấm điểm.
Thay đổi số trên đường thẳng (tăng tốc): chỉ được phép lên số 2 khi khi có biển tăng dốc, khi đi qua biển báo tối thiểu 20km/s, xe phải ở số 2 và tốc độ trên xe phải trên 20km/s, khi đi qua biển báo tối đa 20km/s, xe phải ở số 1 và tốc độ phải dưới 20km/s.
Trên đây là những kinh nghiệm cho người thi sát hạch được Trung Tâm Đào Tạo Lái Xe Lạc Hồng tổng hợp và chia sẻ sau nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực đào tạo, hy vọng có ích đối với những bạn chuẩn bị thi lần đầu. Nếu có nhu cầu học lái xe chi tiết và bài bản hơn, bỏ túi nhiều kinh nghiệm xử lý tình huống khi thi sát hạch bằng lái xe, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 02633515.256 – 0988024860 – 082333333 để được tư vấn trực tiếp.
I don’t think the title of your article matches the content lol. Just kidding, mainly because I had some doubts after reading the article.
Thanks for sharing. I read many of your blog posts, cool, your blog is very good.