– ABS là một trong những phát minh tuyệt vời, giúp tự động hóa phanh theo nhịp, giúp chuyển hóa kỹ thuật chuyên sâu của những người giàu kinh nghiệm đến sang kỹ thuật đại chúng khiến mọi người đều có thể sử dụng dễ dàng.
– Viết tắt của Antiblockiersystem, dịch sang tiếng Anh là hệ thống chống bó cứng phanh. Được Mercedes và Bosch giới thiệu vào năm 1978, giờ đây nó là phụ kiện tiêu chuẩn trên mọi ô tô. ABS không chỉ cứu mạng người mà còn trong những tình huống ít nghiêm trọng.
– Phanh theo nhịp là một kỹ thuật được sử dụng để tạo ra lực phanh tối đa khi muốn dừng xe ở tốc độ cao mà không xảy ra rủi ro. Đây cũng chính là nguyên lý hoạt động cơ bản của hệ thống ABS, đó là nhấp nhả liên tục.
– Trong đó nguyên lý hoạt động cơ bản của hệ thống phanh ABS là cơ chế nhấp nhả liên tục. Kỹ năng này cũng thường được các tài xế có kinh nghiệm lái xe áp dụng khi di xuống dốc hoặc xe đi vào đường trơn…
– Tác dụng lớn nhất của phanh ABS là cho phép tài xế tiếp tục kiểm soát được hướng lái và chống hiện tượng trượt khi phanh gấp.
– Tác dụng lớn nhất của phanh ABS là cho phép tài xế tiếp tục kiểm soát được hướng lái và chống hiện tượng trượt khi phanh gấp.
– Phanh ABS cũng có một công dụng quan trọng nữa là cho phép duy trì kiểm soát tay lái cùng một lúc. Nếu không có hệ thống ABS, trong trường hợp người lái nhấn chân phanh đột ngột, bánh dẫn hướng sẽ bị cứng nên không thể điều khiển được, dẫn đến mất lái và có thể gây tai nạn đáng tiếc.
– Để đạp đúng nhịp phanh (đối với những xe không có ABS), người lái nhấn mạnh và nhanh nhất có thể, sau đó nhả ra hoàn toàn để đảm bảo rằng bánh xe không bị khóa lại. Việc làm này có 2 tác dụng.
– Tác dụng thứ nhất là sẽ cung cấp được lực phanh tối đa. Tác dụng thứ hai là rút ngắn thời gian nhưng vẫn giữ được hướng của lốp mà không làm chệch tay lái. ABS cũng làm điều tương tự, nhưng tốt hơn. Ở thế hệ mới của, hệ thống mới nhất của Bosch cung cấp tới 40 nhịp trong một giây.
– Thông thường, phanh ABS bao gồm một bộ điều khiển điện tử trung tâm (ECU), bốn cảm biến tốc độ bánh xe và ít nhất hai van thủy lực trong hệ thống thủy lực phanh. Khi bộ điều khiển trung tâm phát hiện thấy một trong các bánh quay quá nhanh, máy tính cũng tự động tác động lực trở lại, đảm bảo quá trình hãm.
– Hệ thống sẽ thực hiện động tác ấn-nhả thanh kẹp trên đĩa khoảng 15 nhịp mỗi giây. Trong trường hợp phanh gấp, nếu bộ điều khiển trung tâm nhận thấy một hay nhiều bánh có tốc độ quay chậm hơn mức quy định nào đó so với các bánh còn lại, thông qua bơm và van thủy lực, ABS tự động giảm áp suất tác động lên đĩa (quá trình nhả), giúp bánh xe không bị chết cứng (hay còn gọi là “bó”).
– ABS chỉ kích hoạt trong trường hợp khẩn cấp và chân phanh có hiện tượng rung giật để báo hiệu cho tài xế biết nó đang hoạt động.
– Chú ý: Trong trường hợp khẩn cấp, tài xế phải loại bỏ kiểu phanh truyền thống “nhấn rồi nhả”. Lúc này, phanh ABS đã làm thay nhiệm vụ của bạn rồi, do vậy bạn chỉ cần tập trung nhấn và lái để điều khiển xe sao cho an toàn nhất.
– Ngoài ra, khi đi mua xe bạn cũng phải xem xét phanh ABS có phải là thiết bị tiêu chuẩn hay không (có sẵn khi mua) hay nó là trang bị tùy chọn (cần phải bỏ tiền thêm). Hơn nữa, việc thay đổi kích thước của lốp xe cũng làm cho phanh ABS hoạt động không hiệu quả. Vì vậy, tài xế cần phải thay lốp đúng kích cỡ hoặc tham khảo hướng dẫn sử dụng trước khi quyết định thay bất cứ bộ phận nào.
Hãy nhanh tay liên hệ và đăng ký để nhận được ưu đãi trong chương trình đào tạo, cũng như giá học phí trọn gói khi tham gia học lái xe ô tô Đà Lạt.
Liên hệ và đăng kí tại:
VĂN PHÒNG GHI DANH ĐÀ LẠT
79 Nguyên Tử Lực, P8, TP Đà Lạt
HOTLINE: 02633.515.256 – 0988.024.860
Hoặc IBox liên hệ ngay cho chúng tôi nhé!
Website:
http://www.lachonglamdong.com