Đà Lạt đẹp, Đà Lạt càng mộng mơ hơn với màn sương mờ lãng đãng bao phủ. Thế nhưng những đoạn đèo dốc, cua tay áo lại trở thành nỗi ám ảnh với những tay lái non. Trong bài viết này, Dạy lái xe Đà Lạt sẽ chia sẻ kinh nghiệm đổ đèo an toàn, áp dụng với mọi loại địa hình.
Địa hình đường Đà Lạt với những đoạn dốc, cua tay áo
Để đến với mảnh đất Đà Lạt hoặc dạo quanh, thăm thú nơi đây, bạn chắc chắn sẽ gặp những cung đường đèo. Ngắm nhìn thì vô cùng đẹp, phù hợp với những ai ưa khám phá, mạo hiểm, nhưng đèo Đà Lạt lại trở thành nỗi e ngại với những ai mới tập đi xe. Một số địa điểm thường được nhắc đến như:
- Đèo Ngoạn Mục: Cung đường dài hơn 20km, chuyên dành cho dân phượt. Nối liền Đà Lạt và Phan Rang, con đèo này ẩn chứa rất nhiều khúc cua tay áo mạo hiểm.
- Đèo Long Lanh: Cung đường đèo Đà Lạt này có vẻ dễ thở hơn. Nhưng bạn cũng không nên quá mải mê ngắm cảnh mà bỏ qua cảnh báo khi đi đến các khúc cua bị hạn chế tầm nhìn.
- Đèo Bảo Lộc: Địa danh vừa quen vừa lạ, luôn thách thức người đi qua với tận 108 khúc cua khúc khuỷu, ngoằn ngoèo. Sử dụng phương tiện giao thông qua những đoạn đường này, bạn cần đảm bảo tay lái mình luôn vững đó nha!
Dạy lái xe Đà Lạt kinh nghiệm đi đường đèo
- Kiểm tra xe thật kỹ trước những cung đường “khó nhằn”: Kiểm tra xe là thao tác không bao giờ được xem nhẹ. Nhưng đặc biệt trước khi đi đường đèo lại càng cần rà soát lại một lượt phanh xe. Nếu có bất cứ dấu hiệu nào nghi ngờ đều cần xử lý trước lúc khởi hành
- Đi đúng trên phần đường của mình: Không đè vạch chia đường mà điều khiển tay lái hướng về phía phần đường bên phải
- Tránh vượt ẩu, không quan sát hướng ngược chiều và lái xe phía trước: Đường đèo thường hẹp và bị hạn chế tầm nhìn, vượt cùng chiều rất dễ gây tai nạn với xe đi ngược hướng.
- Cảnh giác với các yếu tố thời tiết: Đà Lạt hay có sương mù che khuất tầm nhìn. Đồng thời khi thời tiết có mưa làm cho đường đèo trở nên trơn trượt. Vào tình huống như vậy, hãy cố di chuyển xe thật chậm để mọi chuyện vẫn nằm trong tầm kiểm soát.
Xem thêm: Hạn chế mất tiền oan ở lò luyện thi lái xe bằng app ôn thi thông minh tiện dụng
Lưu ý khi qua khúc cua tay áo trong dạy lái xe Đà Lạt
Thách thức lớn nhất với cánh lái xe khi đi đường đèo Đà Lạt có lẽ là đoạn vào cua các khúc gấp như tay áo. Để đảm bảo an toàn cho mình và người cùng tham gia giao thông, bạn nên nhớ:
- Thận trọng khi bắt đầu vào cua: Còi xe lên để cảnh báo, duy trì một tốc độ thích hợp, đảm bảo không lấn làn, quan sát các gương cầu có gắn bên đường… Đây đều là những động thái cần có khi dạy lái xe Đà Lạt hướng dẫn học viên.
- Đi tốc độ chậm nhưng đừng rà phanh, cũng không chuyển về số N hay tắt máy xe. Việc rà phanh kéo dài trên các đoạn cua gấp sẽ làm phanh bị nóng, dễ cháy, thậm chí không ăn phanh. Cũng không tắt máy xe để tiết kiệm xăng khi đổ đèo bởi tốc độ không nên chỉ tập trung vào chân phanh.
- Nghiêm cấm việc dừng đỗ xe ở các khúc cua hẹp hoặc có cảnh báo cấm dừng đỗ. Bởi đây sẽ là yếu tố mất an toàn cho lái xe khác đang lưu thông trên cùng tuyến đường.
Trên đây là một số kinh nghiệm đi đường đèo, vào cua tay áo mà dạy lái xe Đà Lạt muốn chia sẻ cùng mọi người. Để được kèm đi xe sát với địa hình Đà Lạt, có thêm bí kíp xử lý tình huống thì đừng ngần ngại mà không liên hệ với chúng tôi qua hotline 02633.515.256 – 0988.024.860 – 0823.333.33.