Dạy lái xe Đà Lạt: 3 bước cần học cho người mới bắt đầu

Với những người có ý định học lái xe ô tô thì việc tìm hiểu trước những kiến thức cơ bản là điều nên làm. Ngoài kiến thức lý thuyết còn có những bước làm quen, tiếp cận ô tô rất thiết thực. Nó giúp cho bạn không bỡ ngỡ và có nền tảng cơ sở để tiếp tục quá trình tiếp theo. Dạy lái xe Đà Lạt sẽ hướng dẫn bạn 3 bước cần học cho người mới bắt đầu. Hãy theo dõi bài viết để biết thêm chi tiết.

Bước làm quen xe ô tô sơ đẳng

Day-lai-xe-da-lat

Dạy lái xe Đà Lạt hướng dẫn bước làm quen xe ô tô sơ đẳng

Làm quen xe ô tô sơ đẳng là bước đầu tiên cần thực hiện mà dạy lái xe Đà Lạt muốn chia sẻ. Trong bước này bạn cần ghi nhớ những điều cụ thể sau:

  • Cài dây an toàn trước khi khởi động xe. Việc này quan trọng bởi nó còn là điều kiện để kích hoạt các túi khí hoạt động
  • Đóng tất cả các cửa và kiểm tra lại trước khi cho xe chạy.
  • Điều chỉnh ghế ngồi lái sao cho thoải mái nhất, vừa với tầm điều khiển của bạn.
  • Lưu ý góc quan sát sao cho bạn có thể nhìn ở tầm rộng nhất. Kiểm tra các gương chiếu.
  • Chú ý tầm nhìn phía sau, không để chắn nắng che khuất.

Làm quen với các bộ phận trong buồng lái

Day-lai-xe-da-lat 2

Dạy lái xe Đà Lạt hướng dẫn làm quen với các bộ phận trong buồng lái

Buồng lái là nơi bạn cần quan tâm và làm quen với mọi bộ phận trong đó bởi nó có liên quan trực tiếp đến việc điều khiển xe ô tô hoạt động.

Vô lăng

Đây là thiết bị giúp bạn lái xe, điều chỉnh hướng chuyển động. Đối với Việt Nam, vô lăng được bố trí ở bên trái. 

Công tắc còi điện

Giúp bạn nhấn còi phát tín hiệu âm thanh báo cho người điều khiển các phương tiện khác biết khi xe đang lưu thông trên đường.

Công tắc đèn

Bộ phận này để bật các loại đèn bố trí trên xe. Vị trí của nó nằm phía bên trái của trục tay lái. Thiết kế công tắc đèn gồm nhiều nấc: nấc 1 để bật đèn cốt, nấc 2 bật đèn pha và các loại đèn còn lại. Khi muốn bật đèn xi nhan sang đường bạn chỉ cần gạt công tắc về phía trước hoặc sau.

Khóa điện

Có nhiều ký hiệu cho các chức năng khác nhau, cụ thể:

  • START: Khởi động máy
  • Lock: Cắt điện
  • ACC: Cấp điện hạn chế
  • ON: Cấp điện hoàn toàn

Bàn đạp ly hợp – côn

Vị trí thiết kế nằm bên trái của trục vô lăng. Nhiệm vụ để đóng mở ly hợp, nối hoặc ngắt động lực truyền từ động cơ tới HTTL. Bàn đạp ly hợp – côn sẽ được sử dụng khi khởi động xe, phanh dừng xe hay chuyển số.

Bàn đạp phanh chân

Bố trí phía bên phải trục vô lăng, giữa bàn đạp ga và bàn đạp côn. Nó có tác dụng điều khiển HTP để giảm tốc độ chạy hay dừng chuyển động xe.

Bàn đạp ga

Bố trí phía phải trục vô lăng và cạnh bên bàn đạp phanh. Nó có chức năng điều khiển lượng nhiên liệu cung cấp cho động cơ.

Cần điều khiển phanh tay

Nhiệm vụ của nó là giúp xe đứng yên trên đường dốc, đồng thời hỗ trợ phanh chân trong một vài trường hợp cần thiết.

Công tắc gạt nước

Công tắc có 4 nấc điều khiển gạt nước ở các mức độ khác nhau từ 0 đến 3 tương ứng với ngừng gạt, gạt từng lần, gạt chậm và gạt nhanh.

Hướng dẫn cách sử dụng số cơ bản

Day-lai-xe-da-lat 3

Hướng dẫn cách sử dụng số cơ bản

Dạy lái xe Đà Lạt xác định đây là bước cơ bản mà người mới học lái cần được hướng dẫn chi tiết để có thể vận hành xe đúng cách.

Vị trí N (xe số tự động) và vị trí số 0 (xe số tay) trên hộp số là vị trí đặc biệt nhưng ít người quan tâm và sử dụng nó một cách hợp lý. Nếu sử dụng sai sẽ dẫn tới hao tổn nhiên liệu và lâu dài sẽ hỏng hộp số nhanh hơn, gây tai nạn không đáng có.

Trên đây là 3 bước cần học cho người mới bắt đầu học lái xe ô tô mà dạy lái xe Đà Lạt chia sẻ tới bạn. Hãy tham khảo để có kiến thức hữu ích.

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0988024860
0988024860