Bài kiến thức cơ bản về hệ thống biển báo giao thông đường bộ Việt Nam

Bài kiến thức cơ bản về hệ thống biển báo giao thông đường bộ Việt Nam giúp ghi nhớ tất tần tật các loại biển báo giao thông mà bạn thấy trên đường.

Đi dọc các đường làng ngõ xóm cho đến các tuyến phố, đường cao tốc chúng ta đều dễ dàng bắt gặp các biển báo giao thông với nhiều hình dạng và màu sắc khác nhau. Hệ thống biển báo giao thông đường bộ ở Việt Nam được chuẩn hóa theo các quy định của Chính phủ. Nhờ đó người dân có thể dễ dàng nhận biết và chấp hành đúng với quy định của Luật đường bộ khi tham gia giao thông. Tìm hiểu bài kiến thức cơ bản dưới đây để hiểu hơn về các loại biển báo nhé!

Cac-loai-bien-bao-giao-thong

Các loại biển báo giao thông với nhiều màu sắc và hình dạng khác nhau.

Biển báo giao thông đường bộ là gì?

Trả lời câu hỏi đầu tiên trong bài kiến thức cơ bản về biển báo giao thông đường bộ là biển báo giao thông đường bộ là gì?

Biển báo giao thông là các biển hiệu đặt trên đường, có chứa các thông tin đến người tham gia giao thông. Đó là các thông tin chỉ dẫn, cấm, cho phép hay cảnh báo người tham gia giao thông trong những điều kiện cụ thể.

Các biển báo thường được đặt trước từ 50 – 150 m so với đoạn đường được nhắc tới trong chỉ dẫn/cảnh báo/cấm… Bạn cần phải hiểu ý nghĩa của tất cả các loại biển đó vì bạn chỉ có 3 – 5 giây để nhận thông tin khi đi ngang qua các biển báo đó.

Các loại biển báo giao thông đường bộ hiện nay

Quy chuẩn 41:2016/BGTVT về biển báo giao thông được chính thức ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/11/2016 quy định có 4 loại biển báo chính là: biển cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn. Ngoài ra còn có biển phụ và vạch kẻ đường.

Cac-loai-bien-bao-giao-thong

Các loại biển báo an toàn giao thông đường bộ hiện nay

Bài kiến thức cơ bản về các loại biển báo giao thông đường bộ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về từng loại biển báo.

Biển cấm biểu thị các điều cấm khi tham gia giao thông mà người đi đường phải chấp hành.  Nhóm biển báo cấm gồm 40 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 101 đến biển số 140. 

Biển báo cấm có dạng hình tròn (trừ biển số 122 “Dừng lại” có hình 8 cạnh đều hình bát giác). Hầu hết đều có viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ màu đen đặc trưng cho điều cấm hoặc hạn chế sự đi lại của các phương tiện cơ giới, thô sơ và người đi bộ. 

Biển báo nguy hiểm có dạng hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc báo hiệu nhằm báo cho người sử dụng đường biết trước tính chất các sự nguy hiểm trên đường để có biện pháp phòng ngừa, xử trí. Nhóm này gồm 47 kiểu, được đánh số thứ tự từ 201 đến 247. Mỗi kiểu có thể gồm 1 hoặc nhiều biển có ý nghĩa tương tự.

Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh cho người tham gia giao thông sử dụng đường bộ phải thi hành. Biển hiệu lệnh gồm 10 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 301 đến biển số 310.

Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết nhằm thông báo cho những người sử dụng đường biết những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác, đồng thời có tác dụng giúp cho việc điều khiển và hướng dẫn giao thông trên đường được thuận lợi, đảm bảo an toàn chuyển động.

Học các bài kiến thức lái xe ở đâu?

Xã hội ngày càng phát triển nên bạn có nhiều sự lựa chọn để học các bài kiến thức cơ bản về biển báo giao thông. Bạn có thể học online hoặc đến trực tiếp các cơ sở đào tạo lái xe uy tín. 

Việc học và thực hành ở các trung tâm đào tạo lái xe là rất quan trọng vì nó giúp bạn có trải nghiệm chân thực khi tham gia giao thông. 

Trung tâm Đào tạo lái xe Lạc Hồng là một địa chỉ uy tín, được nhiều học viên tin tưởng lựa chọn. Với đội ngũ giảng viên có nhiều năm kinh nghiệm sẽ mang đến cho bạn những bài học lý thuyết và thực hành dễ hiểu, dễ nhớ. Liên hệ với Lạc Hồng qua số điện thoại 02633.51.52.56; 0823.333.334; 0988.024.860 để được tư vấn chi tiết hơn nhé.

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0988024860
0988024860