ETC là viết tắt của cụm từ Electronic Toll Collection. Làn thu phí không dừng ETC là làn thu phí áp dụng công nghệ tự động nhận diện phương tiện di chuyển qua và trừ tiền vào tài khoản giao thông. Vì thế, chủ phương tiện khi đi qua làn ETC không cần dừng lại mà có thể đi một mạch
Dịch vụ thu phí tự động ETC được áp dụng công nghệ RFID – Radio Frequency Identification sử dụng sóng radio để có thể nhận diện tự động phương tiện xe cơ giới có gắn thẻ E-tag. Với ô tô thẻ E-tag thường được dán lên kính hoặc đèn xe.
Khi lưu thông xe qua trạm thu phí có dịch vụ thu phí tự động đường bộ, VETC lưu ý các phương tiện lưu thông một số điều như:
- Giữ vận tốc dưới 30km/h để đảm bảo độ an toàn.
- Giữ khoảng cách tối thiểu giữa 2 xe là 15m.
- Tuân thủ tín hiệu đèn giao thông và thanh chắn barie.
- Làm theo hướng dẫn của nhân viên điều hành tại trạm
Lợi ích của làn thu phí tự động ETC
Lắp đặt làn thu phí ETC ở trạm thu phí, cả nhà nước, nhà đầu tư BOT và tài xế đều được hưởng lợi:
- Lợi ích với tài xế: Tiết kiệm thời gian, giảm ùn tắc giao thông và tai nạn. Đồng thời, bảo vệ môi trường nhờ tiết kiệm giấy in, giảm khói bụi và ô nhiễm không khí. Bên cạnh đó, phương tiện lưu thông trôi chảy giúp tiết kiệm nhiên liệu và tăng tuổi thọ của xe. Tài xế cũng không cần phải thanh toán bằng tiền mặt giúp hạn chế dịch bệnh.
- Lợi ích với nhà đầu tư BOT: Tránh thất thoát; tiết kiệm chi phí xây dựng trạm, bảo trì, chi phí nhân sự ở trạm thu phí, chi phí in vé giấy và góp phần bảo vệ môi trường.
- Lợi ích đối với nhà nước: Xây dựng được cơ sở dữ liệu quốc gia về giao thông, xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông quốc gia phát triển. Đồng thời việc quản lý chi phí, hoạt động của các trạm BOT và phương tiện giao thông cũng dễ dàng hơn.
Nguyên tắc hoạt động của làn thu phí ETC
Công nghệ RFID được đưa vào trạm thu phí tự động để thực hiện những công việc sau: mỗi chip nhớ sẽ chứa một mã số mang thông tin về xe và chủ xe đang lưu thông. Khi xe đi qua trạm thu phí thì đầu đọc được bố trí xung quanh trạm sẽ đọc mã số này và truyền về PC/PLC. Sau đó mã số sẽ được PC so sánh với mã số đã có sẵn trong cơ sở dữ liệu của máy tính.
Sau đó, toàn bộ thông tin về xe mang chip nhớ tương ứng được Visual Basic đọc về máy tính và hiển thị lên giao diện HMI. Chương trình lúc này sẽ tự động đối chiếu các thông tin về xe và kiểm tra tài khoản của chủ xe.
Nếu các thông tin hợp lệ và số tiền trong tài khoản đủ cho chuyến đi thì chương trình Visual Basic sẽ tự động trừ số tiền qua trạm của xe tương ứng đồng thời nhắn vào điện thoại đăng ký của chủ phương tiện để kiểm soát. Như vậy, xe qua trạm sẽ bỏ qua được giai đoạn mua và soát vé. Ngoài ra, thời gian trao đổi dữ liệu giữa chip nhớ và PC được diễn ra trong thời gian rất ngắn, từ đó giảm thời gian lưu thông của xe
Chủ xe cần làm gì để được đi qua làn thu phí ETC.
Để sử dụng dịch vụ thu phí tự động không dừng, chủ phương tiện sẽ được phát một thẻ định danh E-tag (miễn phí) để dán lên kính trước xe và kèm theo một tài khoản thu phí để giao dịch. Thẻ này được thiết kế gồm hai phần độc lập, một phần dán trên phương tiện và một phần được lưu trên hồ sơ để kích hoạt tài khoản giao thông.
Thẻ E-tag sau khi dán lên phương tiện giao thông nếu cố tình hay vô ý bóc ra khỏi xe sẽ không thể tái sử dụng. Tài khoản này có thể nạp tiền bằng nhiều kênh khác nhau như nạp trực tiếp, qua mạng internet, qua ngân hàng, qua thẻ cào, gửi tin nhắn bằng điện thoại. Sau khi xe được gắn thẻ E-tag chạy vào làn thu phí không dừng, hệ thống sẽ nhận diện chụp biển số và phát tín hiệu để đọc thẻ E-tag.
Hình ảnh và thông tin được chuyển về trung tâm dữ liệu để xử lý và kiểm tra số dư tài khoản thu phí của xe. Nếu tài khoản thu phí của xe đủ điều kiện, thanh chắn barrier sẽ mở tự động để xe qua, tin nhắn SMS sẽ gửi về số điện thoại đã đăng ký.
Mức phạt ô tô đi nhầm vào làn thu phí ETC
Mặc dù tại các trạm thu phí có hướng dẫn, biển chỉ dẫn tín hiệu giao thông, vạch kẻ riêng nhưng trong ngày đầu năm 2022 không ít tài xế chưa đăng ký và dán thẻ ETC vẫn đi vào làn đường này.
Theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định Nghị định 123/2021/NĐ-CP, hành vi ô tô đi vào làn thu phí ETC sẽ bị xử phạt hành chính. Cụ thể, quy định như sau:
- Điều khiển xe không đủ điều kiện để thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng đi vào làn đường dành riêng thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng tại các trạm thu phí” sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng.
- Ngoài ra, tài xế khi đi sai vào làn đường ETC tại các trạm thu phí còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng
Lưu ý khi qua làn thu phí tự động ETC
Ngoài việc dán thẻ ePass, khi qua làn thu phí không dừng ETC, chủ phương tiện cũng cần lưu ý những điều sau để việc thu phí diễn ra thuận lợi hơn:
- Khoảng cách và vận tốc xe khi đi vào làn ETC: Xe cách xe tối thiểu 15m. Vận tốc xe dưới 40 km/h. Điều này giúp cho hệ thống đọc được mã số đinh danh trên xe dễ dàng và chuẩn xác hơn.
- Thẻ ePass bóc ra rồi dán lại sẽ không sử dụng được: Bởi thẻ đã bị hư hại và vô hiệu hóa. Lúc này, chủ phương tiện cần dán thẻ ePass mới với mức phí 120.000 VNĐ/thẻ.
- Chú ý đến số tiền thực tế trong thẻ để qua trạm: Vì nếu số tiền thực tế trong thẻ ePass hoặc Viettel Pay nhỏ hơn hạn mức quy định một lần giao dịch qua trạm, chủ phương tiện sẽ không thể đi qua làn thu phí ETC. Thậm chí, chủ phương tiện còn bị phạt vì vi phạm quy định khi cố tình đi vào không dừng.
- Tuân thủ tín hiệu đèn giao thông, thanh chắn và làm theo hướng dẫn của nhân viên điều hành tại trạm: Để quá trình thu phí diễn ra nhanh chóng, thuận lợi và an toàn.
- Film dán kính cách nhiệt có thể sẽ cản trở việc đọc mã thẻ: Bởi hệ thống máy đọc với các bức xạ quét mã chuyên dụng khó có thể xuyên qua lớp film cách nhiệt này.
__________________________________________________
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO THI BẰNG LÁI XE LẠC HỒNG
Hotline: 0988.024.860
Website: lachonglamdong.com