Có thể nói đây là kinh nghiệm “sống còn” để các bạn thi bằng lái B2 sa hình. Nếu dừng ngang dốc và đề-pa ngang dốc bị chết máy, thì coi như bạn sẽ phải đăng kí thi lại thêm lần nữa. Vậy hãy để Carmudi.vn hướng dẫn cách dừng và khởi hành xe ngang dốc mà không chết máy, giúp bạn vượt qua bài test này ngon lành nhé.
“Dừng và khởi hành xe lên dốc” được coi là bài thi thực hành khó nhất cho các thí sinh tham gia sát hạch. Nếu vượt qua bài thi này thì bạn gần như đã vượt qua bài thi thực hành. Nhưng trong thực tế rất nhiều thí sinh đã không thể hoàn thành bài thi này, phần lớn là người tham gia lần đầu khi chưa có kinh nghiệm lái xe.
- Yêu cầu và đề bài:
- Dừng xe cách vạch dừng quy định không quá 500mm;
- Khởi hành xe mượt mà, không bị tụt dốc quá 500mm;
- Xe qua vị trí dừng trong khoảng thời gian 30 giây;
- Giữ động cơ hoạt động liên tục
- Giữ tốc độ động cơ không quá 4000 vòng/phút;
- Lái xe theo quy tắc giao thông đường bộ;
- Tốc độ xe chạy không quá: 24 km/h đối với hạng B, D; 20 km/h đối với hạng C, E
- Hướng dẫn bài thi: “Dừng và khởi hành xe ngang dốc”
B1: Treo xe trên dốc
– Mục tiêu: treo xe trên dốc không bị tụt.
– Phương pháp: bạn phải giữ phanh, mở côn tới khi kim xuống khoảng 500 vòng tua.
B2: Khởi hành xe trên dốc
Cách 1: Theo kinh nghiệm dạy lái xe của trường
Sau khi xe đã dừng trên dốc, bạn kéo phanh tay với mục đích là thay phanh chân giữ xe tại điểm dừng. Khi đó, bạn có thể bỏ chân phanh ra và đặt vào chân ga mớm lên. Đồng thời chân trái nhả côn từ từ, đến khi thấy tay lái hoặc cần số rung lên (báo hiệu các lá côn đã bắt vào nhau) thì nhả nhẹ phanh tay, nghe ngóng nếu thấy xe không trượt thì thả nốt phanh tay, xe sẽ tự bò lên.
Cách 2: Kinh nghiệm lái xe thực tế
Khi lái xe cần căn đúng điểm vạch và phải dừng trước vạch, chú ý không để xe cán vạch, như vậy bạn sẽ không bị trừ điểm. Sau khi dừng đạp hết côn và phanh ra, không để chừa chân côn hay chân ga. Làm như vậy là hoàn toàn sai và trái quy định, bạn có thể bị loại ngay. Nguyên tắc dừng ở dốc chúng ta cần đạp hết côn và đạp hết phanh.
Chờ khoảng vài giây thì trong máy kêu “tinh” chúng ta chuẩn bị cho bài thi tiếp theo. Sau đó bạn nhả côn ra từ từ khi đó xe sẽ “rung lên”, khi này vòng tua máy lên 1200 thì bạn kìm chân côn, mở hết chân phanh ra, sau đó xe ô tô sẽ bắt đầu đi lên từ từ.
Còn một trường hợp nữa, sau khi bạn làm theo các bước trên, nhưng xe vẫn không thể trườn lên dốc. Lúc này, chân trái bạn vẫn kìm chân côn, đồng thời bạn có thể chuyển nhanh chân phải từ chân phanh và đệm nhẹ chân ga thì chiếc xe sẽ phóng lên.
Lưu ý, xe có thể bị trôi về sau một chút lúc chuyển chân phải từ chân phanh qua chân ga và cách làm này chỉ dành cho những tài xế đủ bình tĩnh và đã khá chắc tay sau thời gian tập lái xe. Ngoài ra, bạn yên tâm xe sẽ không bị chết máy do chân côn bạn vẫn chưa nhả ra hết hành trình.
Các lỗi bị trừ điểm trong bài thi:
- Không dừng xe ở vạch quy định => bị truất quyền thi.
- Dừng xe chưa đến vạch dừng quy định => bị trừ 5 điểm.
- Dừng xe quá vạch dừng quy định => bị truất quyền thi.
- Quá thời gian 30 giây kể từ khi dừng xe không khởi hành qua vị trí dừng => bị truất quyền thi.
- Xe bị tụt dốc quá 50cm kể từ khi dừng xe => bị truất quyền thi.
- Xử lý tình huống không hợp lý gây tai nạn => bị truất quyền thi.
- Xe bị chết máy, mỗi lần => bị trừ 5 điểm.
- Để tốc độ động cơ quá 4.000 vòng/phút => mỗi lần bị trừ 5 điểm.
- Lái xe quá tốc độ quy định => cứ 3 giây bị trừ 1 điểm.
- Chậm thời gian quy định =>cứ chậm 3s bị trừ 1 điểm
Hãy nhanh tay liên hệ và đăng ký để nhận được ưu đãi trong chương trình đào tạo, cũng như giá học phí trọn gói khi tham gia học lái xe ô tô Đà Lạt. Hãy liên hệ qua SĐT 02633.515.256 – 0988.024.860 – 0823.333.334 sẽ được tư vấn miễn phí.