Dạy lái xe Đà Lạt: Học cách quay đầu xe ô tô an toàn

Cách quay đầu xe ô tô trên phố luôn được các bạn học viên quan tâm trong quá trình thực hành cùng Dạy lái xe Đà Lạt. Thực ra, để đảm bảo an toàn trong quá trình chuyển hướng không khó. Quan trọng bạn cần nắm rõ lý thuyết và thực hành bất cứ khi nào có thời gian.

Chuẩn bị trước thực hành cách quay đầu xe ô tô

cách quay đầu xe ô tô
Tìm vị trí đủ rộng để thực hiện cách quay đầu xe ô tô

Quá trình quay đầu xe ô tô cần lần lượt trải qua các bước chuẩn bị như:

  • Tìm một khu vực rộng đủ để quay đầu xe mà không gây cản trở hoặc gặp nguy hiểm. Đảm bảo không có xe hay vật cản ở phía trước, phía sau và hai bên xe của bạn.
  • Quay đầu xe ô tô phải đảm bảo đúng luật lệ an toàn giao thông. Chỉ có 3 vị trí được tiến hành thao tác này gồm: vị trí giao lộ, đường có dải phân cách cứng hoặc quay xe đường hẹp mà không có dải phân cách.
  • Thời điểm quay cũng cần tránh xe khác lao từ hướng đối diện đến, dễ gây tai nạn.

Dạy lái xe Đà Lạt hướng dẫn quay đầu xe ô tô chi tiết

cách quay đầu xe ô tô
Đánh lái một cách cẩn trọng, ưu tiên đầu trước

Chi tiết hơn về từng bước trong cách quay đầu xe ô tô an toàn, Dạy lái xe Đà Lạt sẽ chỉ dẫn cho bạn ngay sau đây:

  1. Khi đến một vị trí an toàn, phù hợp để quay đầu. Đặt xe vào chế độ giảm tốc độ (nếu bạn đang lái xe tự động) hoặc đạp ly hợp (nếu bạn đang lái xe sàn).
  2. Xác định hướng mà bạn muốn quay đầu xe. Nếu không chắc chắn, hãy sử dụng gương chiếu hậu và camera lùi (nếu có) để kiểm tra khu vực xung quanh.
  3. Khi bạn đã xác định được hướng, hãy nhìn chéo qua vai để xác định không gian xung quanh xe.
Quan sát cả kính chiếu lẫn tự quay đầu để nhìn phía sau
  1. Bắt đầu quay đầu xe bằng cách đặt tay lái sang hướng mong muốn. Nếu bạn đang ở một vị trí rất hẹp, có thể cần quay vô lăng nhiều lần.
  2. Khi quay đầu, hãy giữ tốc độ chậm và theo dõi các điểm mù. Kết hợp thêm gương chiếu hậu, quay đầu về sau để quan sát kỹ hơn.

Khi hoàn tất quay đầu xe ô tô, điều chỉnh lại góc lái để xe có thể tiếp tục di chuyển theo hướng mới.

Tham khảo thêm: Trung tâm đào tạo lái xe Lạc Hồng bổ sung thiết bị giám sát DAT 

Lưu ý trong cách quay đầu xe ô tô

Lý thuyết là vậy, nhưng không thể không đề cập đến các lưu ý cực kỳ quan trọng khác. Từ đó giúp cho quay đầu xe ô tô của học viên Dạy lái xe Đà Lạt an toàn hơn.

  • Theo dõi cẩn thận giao thông xung quanh. Đảm bảo rằng bạn không làm phiền hoặc gây nguy hiểm cho các phương tiện khác khi quay đầu.
  • Quay đầu xe có thể yêu cầu kỹ năng và kinh nghiệm lái xe. Hãy đảm bảo tuân thủ luật lệ giao thông. Đặt an toàn lên hàng đầu khi thực hiện thao tác này.
  • Ưu tiên phần đầu xe – tức đưa đầu xe vào trước ở các khu đường quay đầu quá hẹp. Đồng thời áp dụng thêm kỹ năng tiến – lùi, hạn chế việc đưa đuôi vào thế khó. Đầu xe lại không thể quan sát.
  • Nhìn qua vai – quay đầu chứ không quay cả người. Kết hợp thêm tầm nhìn này chứ không phụ thuộc quá vào kính chiếu hậu.
cách quay đầu xe ô tô
An toàn trong cách quay đầu xe ô tô thực sự quan trọng

Trên đây là những chia sẻ chi tiết của Dạy lái xe Đà Lạt giúp cách quay đầu xe ô tô đơn giản, an toàn hơn với những bạn mới tham gia học lái. Theo dõi chúng tôi để học hỏi nhiều mẹo hữu ích hơn nhé!

Trung tâm đào tạo lái xe Lạc Hồng bổ sung thiết bị giám sát DAT 

Theo thông tin cập nhật mới nhất hiện nay, hạng bằng lái xe B1 số tự động yêu cầu học viên hoàn thành 24h lái xe thực tế trên xe tập lái được trang bị thiết bị DAT, tương đương với quãng đường 710km. Con số này tăng lên 40h và 810km đối với giấy phép lái xe hạng B1 và B2 số sàn. Chính vì vậy trong thời gian tới, Trung tâm đào tạo lái xe Lạc Hồng sẽ bổ sung phần này vào chương trình học để đáp ứng nhu cầu dạy và học.    trung tâm đào tạo lái xe Lạc Hồng

Công tác lắp đặt thiết bị DAT tại Trung tâm đào tạo lái xe Lạc Hồng

Trung tâm đào tạo lái xe Lạc Hồng có bắt buộc phải lắp đặt thiết bị DAT hay không? 

Bộ Giao Thông Vận Tải cho biết, theo thông tư 04 kể từ ngày 15/6/2023, Trung tâm đào tạo lái xe Lạc Hồng nói riêng, và các cơ sở đào tạo lái xe trên phạm vi cả nước nói chung đều phải lắp đặt DAT trên các phương tiện được sử dụng để tập lái. Các thiết bị này sẽ thực hiện ghi nhận, truyền tải và quản lý dữ liệu của các học viên khi thực hành lái xe. Thiết bị này hỗ trợ theo dõi quá trình đào tạo lái xe, đem lại lợi ích cho cả cơ sở đào tạo, cơ quan quản lý và học viên. 

Theo lẽ trên, DAT sẽ giúp Trung tâm đào tạo lái xe Lạc Hồng nâng cao chất lượng giảng dạy, tránh tình trạng cấp bằng khi học viên chưa đủ điều kiện. Xét theo phía người học, nếu được thực hành đủ và đúng sẽ giúp trang bị đầy đủ kiến thức lẫn kỹ năng, đủ tự tin để tham gia kỳ thi sát hạch, là hành trang cần thiết để tham gia giao thông sau khi được cấp bằng. Thiết bị DAT cũng góp phần hạn chế nạn “học tắt, học vội”, dễ dẫn đến nhiều trường hợp nguy hiểm khi điều khiển xe trên đường.  

 trung tâm đào tạo lái xe Lạc Hồng

Thiết bị DAT giúp hạn chế những tiêu cực trong dạy và học lái xe ô tô

Chức năng chính của thiết bị DAT là gì?

DAT (Distance and Time) là thiết bị điện tử được lắp trên ô tô tập lái để giám sát thời gian và quãng đường thực hành lái xe của người ngồi trên phương tiện. Thiết bị này hoạt động bằng cách ghi nhớ, lưu trữ, xác thực và truyền nhận thông tin liên quan quá trình dạy và học thực hành lái xe tại Trung tâm đào tạo lái xe Lạc Hồng.

Cụ thể, các thông tin được thiết bị DAT ghi nhận và lưu trữ tối thiểu bao gồm: thông tin về giáo viên và học viên, hành trình lái xe. Học viên và giáo viên sẽ được định danh qua mã thẻ, vân hay và cả hình ảnh khuôn mặt. Ngoài chụp ảnh khuôn mặt vào thời điểm đăng nhập và đăng xuất, cứ 5 phút/1 lần, DAT sẽ xác thực khuôn mặt học viên và cập nhật liên tục theo thời gian thực. Tình trạng nhờ người khác đi học giúp, học thế cũng sẽ được chấm dứt. 

Thiết bị này cũng giúp xác định thời điểm bắt đầu, kết thúc, tọa độ, tốc độ từng đợt học lái xe của người lái. Thời gian, quãng đường thực hành cũng sẽ được ghi nhớ và tích lũy mỗi 30s/ lần và truyền dữ liệu máy chủ.  

 trung tâm đào tạo lái xe Lạc Hồng

Để đảm bảo chất lượng đào tạo, học viên bắt buộc thực hành dưới sự giám sát của thiết bị DAT

Thiết bị DAT có thể bị gian lận hay không?  

Với cấu tạo và chức năng như hiện nay, Trung tâm Lạc Hồng khẳng định không thể gian lận khi xe đã được lắp đặt thiết bị DAT. Học viên cần tỉnh táo trước các lời chào mời thiếu căn cứ của các trung tâm dạy lái xe kém uy tín. Hơn thế nữa, cần ý thức được rằng học thực hành với thiết bị DAT hoàn toàn không có mục đích gây khó dễ, mà là chủ trương hoàn toàn phù hợp và đúng đắn trong thời buổi tình hình giao thông phức tạp.

Quá trình này giúp nâng cao tay lái, trang bị các kỹ năng lái xe vững vàng hơn, đảm bảo an toàn cho cả người lái và người tham gia giao thông sau này. Thực tế việc thực hành với thiết bị DAT không phải là chướng ngại vật quá lớn khi tham gia kỳ thi sát hạch. Đội ngũ giáo viên của Lạc Hồng Lâm Đồng đảm bảo hướng dẫn tận tình để học viên có thể vượt qua quá trình này một cách hiệu quả. Học viên có nhu cầu tìm hiểu thêm về thiết bị DAT, hoặc có nhu cầu học lái xe Đà Lạt vui lòng liên hệ hotline  Trung tâm đào tạo lái xe Lạc Hồng: 02633515256 – 0988024860 – 082333333 để được hỗ trợ nhanh nhất. 

Chương trình dạy lái xe Đà Lạt ngoài giờ cho người bận rộn

Bạn quá bận rộn để tham gia các chương trình học lái xe chính quy? Thời lượng kéo dài, lịch học dàn trải khiến bạn gặp nhiều khó khăn? Bạn đang tìm kiếm một chương trình dạy lái xe Đà Lạt uy tín, chất lượng nhưng tiết kiệm thời gian? Đừng quá lo lắng! Trung tâm đào tạo lái xe ô tô Lạc Hồng luôn có các khóa học đáp ứng nhu cầu của từng học viên.  

Có nên tin tưởng các khóa dạy lái xe Đà Lạt cấp tốc?

Thời lượng các khóa dạy lái xe Đà Lạt hiện nay sẽ dao động từ 3 – 4 tháng, không quá dài nhưng đôi khi lại là rào cản đối với học viên. Đối tượng tham gia các chương trình này thường ở độ tuổi lao động, công việc và gia đình ổn định, quỹ thời gian rảnh rỗi thường rất hạn hẹp. Chính vì tâm lý này mà một số trung tâm đã lợi dụng tâm lý này để đưa ra các khóa học cấp tốc, lấy bằng ngay, học nhanh, thi sớm… Tuy nhiên, lộ trình học và thi sát hạch đều cần tuân thủ theo quy định của pháp luật, lịch thi cũng do Cục đường bộ hoặc Sở GTVT quy định.

 dạy lái xe Đà Lạt

Khóa học lái xe Đà Lạt cho người bận rộn thu hút sự chú ý của nhiều học viên 

Chính vì vậy, học viên cần cảnh giác đối với những khóa học có thông tin quảng cáo thổi phồng, cắt xén thời gian biểu để tránh tiền mất tật mang. Thay vào đó, nên tìm đến các trung tâm cung cấp các chương trình dạy lái xe Đà Lạt ngoài giờ, lịch học linh động nhưng vẫn đảm bảo số giờ học. Thời gian học của các khóa học này sẽ được gói gọn lại để phù hợp với lịch trình bận rộn. Giáo viên sẽ hướng dẫn chi học viên tự ôn luyện thêm tại nhà nhưng không có nghĩa là rút ngắn số giờ học hay đốt cháy bất cứ giai đoạn học tập nào.

Khóa dạy lái xe Đà Lạt ngoài giờ có gì khác biệt?

Dù tên gọi có được thay đổi thì nội dung các khóa dạy lái xe Đà Lạt đều tương đồng, bao gồm lý thuyết và thực hành. Toàn bộ giáo trình, tài liệu học tập đều được Trung tâm Lạc Hồng biên soạn tỉ mỉ, cập nhật thông tin mới nhất theo từng giai đoạn và được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi phát cho học viên. 

Phần học lý thuyết sẽ đảm bảo những kiến thức chuyên sâu về luật giao thông đường bộ, cấu tạo và sửa chữa phương tiện cơ bản, kỹ thuật lái xe, nghiệp vụ vận tải, quy tắc, đạo đức và văn hóa tham gia giao thông, hệ thống biển báo, sa hình… Ngoài ra giáo viên sẽ hướng dẫn cách phương pháp ghi nhớ khoa học, giúp nâng cao kỹ năng nhận biết câu hỏi, câu trả lời nhanh và hiệu quả nhất.  

 dạy lái xe Đà Lạt

Các khóa học dạy lái xe Đà Lạt đều có nội dung giảng dạy giống nhau, theo quy định của Sở GTVT

Phần học thực hành lái xe sẽ đi từ dễ đến khó, từ cơ bản đến nâng cao. Trước tiên là kỹ thuật và cách sử dụng xe, sau đến tập lái trong sân tập, đường trường, giả lập tình huống thực tế và cách xử lý tối ưu. Học viên cần ghi nhớ, thời gian thực hành càng nhiều, tần suất càng đều đặn thì kỹ năng lái xe sẽ càng thuần thục. Tâm lý, sự bình tĩnh và khả năng ghi nhớ, xử lý tình huống đều rất quan trọng, vì vậy học viên cần chuẩn bị thể lực và tinh thần thật tốt trước mỗi buổi học.  

Vì sao nên chọn Trung tâm đào tạo lái xe ô tô Lạc Hồng?

Ngoài bản thân học viên thì môi trường học cũng quyết định rất nhiều đến kết quả học tập. Đây cũng là lý do Trung tâm đào tạo lái xe ô tô Lạc Hồng luôn chú trọng nâng cao chất lượng giảng dạy và cơ sở vật chất trước mỗi khóa học.  

Với nhiều năm trong lĩnh vực dạy lái xe Đà Lạt, trung tâm Lạc Hồng Lâm Đồng luôn đứng trên lập trường của học viên để tạo điều kiện tốt nhất, đặc biệt là các học viên bận rộn. Những học viên đến với Lạc Hồng đều công nhận những ưu điểm như: thủ tục đăng ký đơn giản, học phí đóng 2 lần không gây gánh nặng tài chính, thời gian học do học viên chủ động lựa chọn hoàn toàn.

Bên cạnh thực hành sa hình theo tiêu chuẩn, giáo viên còn tạo điều kiện để học viên có thể trải nghiệm đi đường đèo núi, đường dài từ Đà Lạt đến TP Bảo Lộc, nâng cao kỹ năng lái xe đường trường. Toàn bộ giáo viên đều có kinh nghiệm lâu năm, khả năng truyền đạt tốt, tận tâm suốt khóa học, tỉ lệ học viên lấy bằng thành công lên đến 98.26%.  

 dạy lái xe Đà Lạt

Hình thức dạy học 1 kèm 1 đem lại hiệu quả cao hơn so với học nhóm

Trung tâm đào tạo lái xe ô tô Lạc Hồng cũng đầu tư hệ thống tập lái tân tiến, bổ sung thường xuyên các dòng xe ô tô đời mới. Mỗi học viên có thể thực hành đến 8h/1ngày có giáo viên đi kèm 1 kèm 1, tuyệt đối không gom nhóm, nhồi nhét học viên trong mỗi lần học. Chúng tôi cũng hỗ trợ học viên bảo lưu kết quả học tập nếu có phát sinh tình huống ngoài ý muốn, không tham gia lịch thi theo đúng hẹn  

Tham gia khóa học dạy lái xe Đà Lạt ngoài giờ sẽ giúp bạn sắp xếp quỹ thời gian hiệu quả hơn, nắm kiến thức nhanh hơn nhưng để đạt kết quả tốt nhất, bạn cần tăng cường ôn tập hằng ngày và cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn phương pháp học.  Tuy nhiên hãy yên tâm vì đội ngũ giảng viên của Trung tâm Lạc Hồng sẽ luôn hướng dẫn tận tâm, để trong bất kỳ tình huống nào học viên cũng có đủ kiến thức và kỹ năng để hoàn thành bài thi và thuận lợi lấy bằng. Mọi chi tiết về dạy lái xe Đà Lạt vui lòng liên hệ hotline 02633515256 – 0988024860 – 082333333.

Trung tâm đào tạo lái xe Lạc Hồng: Thời gian, chi phí học bằng C mới nhất

Việc nắm rõ thời gian và học phí học bằng C sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị tốt nhất về mặt tài chính lẫn công việc. Từ đó, bạn có thể thoải mái và tập trung thi lấy bằng C. Hãy đọc ngay những thông tin hữu ích do trung tâm đào tạo lái xe Lạc Hồng chia sẻ bên dưới nhé! 

Trung tâm đào tạo lái xe Lạc Hồng chia sẻ sơ lược về bằng C

Bên cạnh bằng lái B1 và B2, bằng C cũng là loại bằng lái được nhiều người đăng ký theo học tại trung tâm đào tạo lái xe Lạc Hồng

 Trung tâm đào tạo lái xe Lạc Hồng

Độ tuổi để học và thi lấy bằng C được quy định là 21 tuổi.

Theo Khoản 8 Điều 16 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT, người lái xe bằng C sẽ được phép điều khiển các loại xe:

  • Xe tải, kể cả xe tải chuyên dùng trên 3.500 kg.
  • Máy kéo kéo theo một rơ moóc trên 3.500 kg.
  • Những loại xe theo quy định của bằng lái hạng B1, B2.

Độ tuổi để học và thi lấy bằng C được quy định là 21 tuổi (tính từ lúc đăng ký hồ sơ). Đối với các trường hợp chưa đủ 21 tuổi nhưng muốn thi bằng C, thì có thể học và thi trước bằng B1, B2. Sau 2 năm từ khi lấy bằng B2, bạn sẽ được nâng lên bằng C. Còn nếu bạn chưa đủ 21 tuổi nhưng vẫn nhất định muốn thi bằng C thì sẽ không được chấp nhận. 

Thời gian học bằng C mất bao lâu?

Theo điểm C khoản 1 Điều 13 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, tổng thời gian học lái xe bằng C là 920 giờ. Trong đó, học phần lý thuyết là 168 giờ, còn học phần thực hành là 752 giờ.

 Trung tâm đào tạo lái xe Lạc Hồng

Tổng thời gian học lái xe bằng C là 920 giờ. 

Sau đây là tổng quan về chương trình học bằng C tại trung tâm đào tạo lái xe Lạc Hồng:

STT NỘI DUNG Thời gian (giờ)
1 Pháp luật vận tải đường bộ 90
2 Cấu tạo của xe và kỹ thuật sửa chữa 18
3 Nghiệp vụ vận tải 16
4 Đạo đức, văn hóa tham gia giao thông và phòng chống tệ nạn khi tham gia giao thông. 20
5 Kỹ thuật điều khiển xe 20
6 Học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông 4
7 Tổng thời gian học thực hành lái xe/01 xe tập lái và trên ca bin học lái xe ô tô 752
Trong đó Tổng thời gian học thực hành lái xe/01 xe tập lái 728
Tổng thời gian học thực hành trên ca bin học lái xe ô tô (theo số học viên được quy định trên 01 xe tập lái) 24
8 Tổng thời gian học thực hành lái xe của 01 học viên trên xe tập lái và trên ca bin học lái xe ô tô 94
a) Thời gian thực hành lái xe/01 học viên 91
Trong đó Thời gian thực hành lái xe trên sân tập lái/01 học viên 43
Thời gian thực hành lái xe trên đường giao thông/01 học viên 48
b) Thời gian thực hành trên ca bin học lái xe ô tô/01 học viên 3
9 Thời gian học/01 học viên/khoá đào tạo 262
10 Tổng thời gian một khóa đào tạo 920

Chi phí học và thi bằng C là bao nhiêu?

Theo khoản 4 Điều 2 Thông tư 72/2011/TTLT-BTC-BGTVT, mức học phí sẽ do các đơn vị đào tạo tự lên kế hoạch xây dựng. Căn cứ dựa trên các quy định về cơ sở vật chất, chương trình đào tạo, năng lực chuyên môn của giáo viên và hoạt động chi tiêu tài chính hiện hành. Do đó, mỗi trung tâm sẽ có một mức học phí khác nhau, dao động từ 9 triệu – 13 triệu. 

 Trung tâm đào tạo lái xe Lạc Hồng

 Mỗi đơn vị đào tạo sẽ có một mức học phí khác nhau, dao động từ 9 triệu – 13 triệu. 

Đối với chi phí thi bằng C, căn cứ tại Thông tư số 188/2016/TT-BTC quy định như sau:

  • Thi lý thuyết: 90.000 VNĐ/lần
  • Thi thực hành sa hình: 300.000 VNĐ/lần
  • Thi thực hành trên đường giao thông: 60.000 VNĐ/lần

Tại trung tâm đào tạo lái xe Lạc Hồng, chúng tôi luôn có mức học phí hấp dẫn. Thông thường, học phí lái xe bằng C sẽ bao gồm: Phí làm hồ sơ học lái xe, phí khám sức khỏe, phí lập hồ sơ thi sát hạch… Lạc Hồng là một trung tâm đào tạo uy tín, giàu kinh nghiệm được nhiều người tin tưởng. Cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ giáo viên tâm huyết, giàu kinh nghiệm luôn theo sát học viên. 

Trên đây là những quy định về thời gian và học phí bằng C mới nhất được trung tâm đào tạo lái xe Lạc Hồng chia sẻ. Nắm rõ những thông tin này sẽ giúp bạn tự tin hơn khi quyết định học bằng C. Hãy liên hệ với chúng tôi qua 02633.515.256 – 0988.024.860 – 0823.333.33 để được hỗ trợ nếu bạn cần thêm thông tin về khóa học nhé!

Dạy lái xe Đà Lạt: Quy trình học và thi lấy bằng C cập nhật 2023

Nhận thấy nhu cầu thi bằng C ngày càng cao, trung tâm Lạc Hồng, chuyên dạy lái xe Đà Lạt đã cập nhật ngay quy trình học và thi lấy bằng C mới nhất 2023. Hy vọng bài viết sẽ đem đến cho bạn cái nhìn tổng quan nhất về bằng C. Từ đó, bạn sẽ cảm thấy yên tâm và tự tin hơn trên chặng đường chinh phục bằng C.

Dạy lái xe Đà Lạt: Học phần lý thuyết

Tương tự như các loại bằng lái khác, lý thuyết là một học phần quan trọng và bắt buộc. Trong đó, bạn sẽ được học về luật giao thông đường bộ. Ngoài ra, bạn cũng sẽ học thêm một số kiến thức cơ bản về cấu tạo, cách sửa xe ô tô khi gặp sự cố. Quan trọng nhất là bạn sẽ được hướng dẫn kỹ về việc điều khiển xe đúng cách. 

Dạy lái xe đà lạt

Lý thuyết là một học phần bắt buộc và quan trọng.

Thông thường, lịch học sẽ khác nhau tùy từng trung tâm dạy lái xe Đà Lạt. Nhưng tựu chung, mỗi trung tâm đều sẽ có 3 buổi học trong ngày: Buổi sáng 9h – 11h, buổi chiều 14h – 16h, buổi tối 18h – 20h. Nên bạn có thể dễ dàng chọn lịch học phù hợp.

Ngoài ra, nếu bạn quá bận mà không thể theo được lịch học, bạn có thể đăng ký dịch vụ giảng viên hỗ trợ giảng dạy tại nhà. Và mức phí sẽ khoảng 500.000 VNĐ/khóa học.

Dạy lái xe Đà Lạt: Học phần thực hành

Trong phần học thực hành, bạn sẽ được lái xe ô tô tại bãi tập sa hình và đường trường. Mỗi học viên đều được một giáo viên kèm cặp, hướng dẫn và hỗ trợ tận tình. Tất cả kỹ thuật từ khi khởi động, lái xe tại sa hình, lái xe đường trường đều được giảng dạy kỹ lưỡng. 

Dạy lái xe đà lạt

Khi học thực hành, bạn sẽ luôn được giáo viên hướng dẫn, kèm cặp tận tình.

Khi học thực hành, bạn sẽ không bị giới hạn thời gian học. Vì vậy, bạn có thể thoải mái học đến khi thành thạo, đủ tự tin để đi thi. 

Ôn thi và sát hạch

Khi học xong lý thuyết và thực hành, bạn sẽ bước vào quá trình ôn thi và sát hạch. Tuy nhiên trước đó, bạn cũng đã được phát một bộ tài liệu để ôn luyện. 

Tại thời điểm này, bạn sẽ được ôn thi và thi thử. Quá trình thi thử sẽ giúp bạn quen với hình thức thi, đề thi. Bạn cũng sẽ quen với xe và bãi thi sát hạch. Nhờ đó, bạn sẽ có thêm kỹ năng cần thiết và hạn chế rủi ro khi thi thật. 

Thi sát hạch

Dạy lái xe đà lạt

Thi sát hạch sẽ gồm 3 phần: Lý thuyết, lái xe sa hình và đường trường.

Kỳ thi sát hạch bằng C bao gồm 3 phần: Lý thuyết, lái xe sa hình, lái xe đường trường. 

  • Về lý thuyết: Bài thi sẽ gồm 40 câu hỏi. Thời gian là 24 phút. Các thí sinh phải làm đúng ít nhất 36/40 câu. 
  • Về lái xe sa hình: Thí sinh sẽ thi trên xe đã gắn chip chấm điểm tự động. Xe cũng có gắn camera để giám sát. Phần thi này gồm 10 bài thi với tổng thời gian là 18 phút. Số điểm cần đạt ít nhất 80/100 điểm.
  • Về lái xe trên đường trường: Sát hạch viên sẽ ngồi xe cùng thí sinh. Đồng thời, họ sẽ đưa ra các yêu cầu để thí sinh làm theo. Thí sinh cần đạt 80/100 điểm để qua phần thi này.

Nhìn chung, quá trình học và thi sát hạch lái xe bằng C sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bạn đăng ký học tại các trung tâm dạy lái xe Đà Lạt uy tín như Lạc Hồng. Bởi tại đây, học viên sẽ luôn luôn nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ các giảng viên giàu kinh nghiệm. Với lịch học linh hoạt, cơ sở vật chất hiện đại cùng học phí hợp lý, Lạc Hồng tự tin giúp bạn thi đậu bằng C. 

Mong rằng với những thông tin được dạy lái xe Đà Lạt cung cấp trong bài viết sẽ giúp ích cho bạn. Chúc bạn thi đậu! Nếu bạn còn bất kỳ điều gì băn khoăn cần được giải đáp, hãy liên hệ với Lạc Hồng qua 02633.515.256 – 0988.024.860 – 0823.333.33 nhé!

Xe của bạn sẽ chạy được bao xa khi báo gần hết xăng?

Khi kim xăng đã chạm vạch đỏ và đèn báo xăng đã phát sáng thì xe bạn vẫn có thể đi thêm được một quãng đường nữa. Tuy nhiên quãng đường đó là khoảng bao nhiêu km? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách tính.

Đầu tiên chúng ta cần biết được dung tích của bình xăng. Để biết được dung tích của bình xăng thì bạn có thể tìm trong cuốn hướng dẫn sử dụng đi kèm xe. Ở hầu hết các xe thì khi mức nhiên liệu trong bình giảm xuống mức nhiên liệu dữ trữ thì đèn báo xăng sẽ bật lên.

Không có tiêu chuẩn chung nào về mức nhiên liệu dự trữ cho tất cả các loại bình xăng, nhưng thông thường khi đèn xăng báo sáng thì có nghĩa là xăng trong bình chứa sẽ còn lại khoảng 10 – 15 % dung tích tổng thể của bình. Khi đã xác định được con số này rồi thì bạn có thể dựa vào mức tiêu thụ nhiên liệu trung bình của xe để xác định được số km mà chiếc xe có thể hoàn thành với lượng xăng còn lại.

Ví dụ như chiếc Toyota Corolla đời 2013 có dung tích bình xăng là 50 lít. Như vậy khi đèn báo xăng sáng thì có nghĩa là số xăng còn lại trong bình chiếm khoảng 10 % dung tích bình xăng, con số đó tương đồng với khoảng 5 lít. Mức tiêu thụ nhiên liệu trung bình của xe là 8.1 lít/100 km, như vậy thì xe sẽ đi được khoảng 60 km nữa.

Trong trường hợp không tự tin vào khả năng tính toán của mình thì bạn có thể sử dụng cơ sở dữ liệu trực tuyến trên “Tank on Empty”. Với hệ thống này thì bạn chỉ cần nhập thông tin chiếc xe mà mình đang chạy và tổng quãng đường đã đi qua sau khi đèn báo xăng bật lên, hệ thống này sẽ giúp bạn tính toán và xác định số km mà xe bạn có thể đi tiếp.

Ví dụ, dựa trên 325 câu trả lời của hệ thống này thì khoảng cách trung bình mà một chiếc Honda Accord có thể hoàn thành khi đèn báo xăng đã bật là khoảng 75 km. Trong khi đó Toyota Camry đi được quãng đường ngắn hơn với khoảng 71 km, Nissan Altima là 66 km.

Ngoài ra bạn cũng cần lưu ý quan tâm đến đời xe. Lý do là vì ở mỗi đời xe khác nhau sẽ có những thay đổi về dung tích bình nhiên liệu. Dung tích này cũng có thể khác nhau ở mỗi phiên bản. Bên cạnh đó thì thói quen lái xe của bạn cũng sẽ quyết định đến mức tiêu thụ nhiên liệu của xe.

Những hướng dẫn trên đây sẽ góp phần giúp bạn không bị lâm vào tình trạng “chôn chân” vì xe hết xăng. Tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý rằng không nên để bình xăng cạn kiệt mới tìm trạm đổ, điều này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn cho hệ thống nhiên liệu của xe.

 

Cách đỗ xe an toàn trên đường dốc

Đối với địa hình hơn ba phần tư là đồi núi như tại Việt Nam, việc phải dừng đỗ xe trên đường đèo hay dốc dường như chắc chắn sẽ gặp phải khi cầm lái, và có lẽ phần đông trong chúng ta vẫn nghĩ rằng đỗ xe trên dốc không khác là bao so với ở đường bằng. Nhưng nếu phải đỗ dài hơi qua đêm hoặc nơi có độ dốc lớn thì sẽ cần thêm những thao tác phụ để phòng tránh những rủi ro có thể xảy ra cho “xế cưng” và cả những người xung quanh, nhất là với những chiếc SUV và bán tải “to con”.

Bài viết này sẽ tập trung chính vào hai trường hợp đỗ xe song song cặp sát đường lên và xuống dốc do xe sẽ dễ bị trôi hơn cả so với việc đỗ xe vuông góc trên dốc.

Cách đơn giản và an toàn nhất để xe “đứng vững” trên dốc là dùng một vật để chèn bánh xe như cục đá, một khúc gỗ mà bạn có thể tìm ven đường hoặc đã chuẩn bị sẵn từ trước. Điểm cần lưu ý là trước khi bắt đầu di chuyển khỏi điểm đỗ, bạn cần nhớ “thu dọn” vật chèn bánh nếu không muốn bỏ lại một chướng ngại cho các phương tiện khác trên đường, hay thậm chí cán qua khiến xe của bạn hư hỏng.

Nhưng sẽ ra sao khi bạn không có gì đóng vai trò “mỏ neo”, hoặc bạn vẫn chưa mấy an tâm? Sau đây là ba trường hợp thường gặp nhất và cách xử lý để chắc rằng chiếc xe sẽ yên vị và không gây ra tai nạn đáng tiếc nào.

1. Đỗ xe lên dốc và có vỉa hè

Khi này, đầu tiên bạn cần đưa xe cách lề một khoảng từ 20 đến 30 cm, tiếp đến đánh tay sang trái rồi nhẹ nhàng lùi lại để bánh trước bên phải chèn vào bệ đường và không cần phải trả thẳng tay lái, lưu ý rằng bạn không cần phải đánh hết lái để tránh hư hỏng về lâu dài cho hệ thống lái và gây vướng cho xe máy. Sau cùng, bạn kéo phanh tay, tắt máy, về số P đối với xe số tự động hoặc về số 1 đối với hộp số sàn.

2. Đỗ xe lên dốc và không có vỉa hè

Ở trường hợp này, thao tác khác biệt nhất so với khi có lề đường là bạn sẽ đánh hết lái sang phải thay vì sang trái sau khi đã đưa xe dừng song song với mép đường. Nếu chẳn may có lực tác động khiến xe bị tuột dốc thì bánh dẫn hướng cũng sẽ đưa xe vào bên trong rồi dừng lại, không gây nguy hiểm cho các phương tiện và người khác trên đường.

3. Đỗ xe xuống dốc có hoặc không có vỉa hè

Khi đỗ xe xuống dốc bạn đều sẽ đánh hết lái về bên phải, hoặc để bánh xe chèn vào gờ cao hoặc xe sẽ trôi tránh xa khỏi đường. Ở những xe trang bị hộp số sàn sẽ có đôi chút khác biệt khi bạn nên về số lùi kết hợp cùng phanh thay thay cho số 1 như khi đỗ lên dốc.

Mẹo cho lái mới luyện kỹ năng đề pa trên dốc

Hiện nay, người dùng có thể chọn các loại xe số tự động, giúp việc đề pa lên dốc vô cùng dễ dàng, thậm chí có những chiếc xe hỗ trợ công nghệ khởi hành ngang dốc khiến đôi khi, khái niệm đề pa lên dốc bị lãng quên.

Thế nhưng đối với những chiếc xe số sàn thì đây lại là việc không hề đơn giản, nếu không xử lý đúng sẽ bị trôi xe, gây ảnh hưởng cho các phương tiện phía sau, thậm chí gây tai nạn.

Hiện nay có 2 kinh nghiệm cơ bản về cách để đề pa lên dốc mà các lái xe mới lái nên ghi nhớ để vận hành chiếc xe một cách hiệu quả hơn:

1) Cách an toàn và hiệu quả nhất dành cho các lái xe đó là sau khi xe đã dừng trên dốc, bạn kéo phanh tay với mục đích là thay phanh chân giữ xe tại điểm dừng. Khi đó, bạn có thể bỏ chân phanh ra và đặt vào chân ga mớm lên. Đồng thời chân trái nhả côn từ từ, đến khi thấy tay lái hoặc cần số rung lên (báo hiệu các lá côn đã bắt vào nhau) thì nhả nhẹ phanh tay, nghe ngóng nếu thấy xe không trượt thì thả nốt phanh tay, xe sẽ tự bò lên. Có thể mớm nhẹ chân ga nếu xe chưa di chuyển.

2) Cách mạo hiểm hơn, dành cho những người có kinh nghiệm lái xe thường dùng trong thực tế là không dùng đến phanh tay. Sau khi xe dừng, bạn nhả côn từ từ, đến khi thấy tay lái hoặc cần số rung lên thì nhả nhẹ phanh chân, nghe ngóng.

Nếu cảm thấy xe trôi thì đạp phanh vào, làm lại. Nếu thấy xe không trượt thì thả cho hết phanh chân, xe sẽ tự bò lên. Nếu nhả hết phanh chân mà xe vẫn đứng yên thì tiếp vào chân ga một chút, đồng thời hơi nhả côn ra thêm. Khi xe đã đi thì giữ nguyên vị trí chân côn và ga cho đến khi xe qua khỏi đỉnh dốc.

Tùy theo tay lái và kinh nghiệm lái cũng như hoàn cảnh gặp phải trên đoạn đường dốc, hãy luyện tập 2 cách đề pa này để điều khiển chiếc xe một cách an toàn và hiệu quả nhất.

Theo Báo Giao thông

Những nguyên nhân khiến xe bị rung lắc khi chạy

Nếu xe bạn bị lắc hoặc rung khác thường, hãy đọc bài báo này. Bởi 5 lý do chúng tôi chỉ ra dưới đây sẽ là bài học hữu ích cho trải nghiệm lái xe của bạn.

  1. Vấn đề động cơ

Thỉnh thoảng, một cơn lắc xe hoặc rung côn có thể phát ra từ khoang động cơ, bởi vì động cơ không nhận được đủ không khí, nhiên liệu hoặc tia lửa cần thiết để vận hành một cách trơn tru.

Động cơ gây rung lắcĐộng cơ gây rung lắc

Các triệu chứng có thể chỉ ra trong trường hợp rung lắc liên quan đến động cơ bao gồm:

• Rung lên hoặc giật mạnh xảy ra khi tăng tốc.

• Rung lên thành từng nhịp, giống như đang di chuyển qua các vạch đường giảm xóc trong một khoảng vận tốc cụ thể.

Những dấu hiệu này có thể báo hiệu rằng đã đến thời điểm thay bu-gi mới. Nếu bu-gi vẫn còn tốt, bạn nên kiểm tra các dây cắm bu-gi xem liệu chúng có được kết nối theo thứ tự đúng hay không, hoặc thay thế nếu chúng không đảm bảo chức năng.

Cuối cùng, một bộ lọc không khí bẩn hoặc bộ lọc nhiên liệu bị tắc có thể ngăn cản động cơ tiếp cận với ô-xy hay nhiên liệu cần thiết. Vì vậy, hãy chắc chắn bạn thay thế hoặc vệ sinh các thiết bị trên theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất.

2. Vấn đề về trục

Xe của chúng ta có đầy đủ các bộ phận quay hay chuyển động tịnh tiến buộc phải di chuyển trong kích thước hoặc dung sai nhất định nhằm thực hiện đúng chức năng.

Nếu một trục bị cong, chiếc xe của bạn sẽ dễ dàng tham gia vào một vụ va chạm hoặc rủi ro. Nó sẽ tạo ra một vụ chen lấn sau đó. Với vấn đề này, cơn chấn động thường có cường độ nhanh dần khi bạn tăng tốc.

Trục gây rung lắcTrục gây rung lắc

Một vấn đề liên quan là kiểm tra trục truyền động. Bộ phận quay này sẽ chuyển năng lượng động cơ tới các trục và bánh sau trong chiếc xe sở hữu hệ thống truyền động sau. Nếu trục bị cong, xe có thể bị lắc.

Các khớp nối đồng tốc bị mòn được xếp vào cùng vấn đề. Nếu các tấm chèn như – đệm cao su, tấm phủ xung quanh các đầu mút của trục truyền động còn nguyên vẹn, các móc kẹp và chất bôi trơn không bị rỉ ra, rất có thể chúng không phải là vấn đề. Nhưng nếu các tấm chèn bị rách, điều đó có nghĩa là chất bẩn, bụi và rác trên đường sẽ xâm nhập vào phía trong và làm hư hại các khớp nối. Đối với những chiếc ô tô có hệ thống truyền động trước, các khớp nối đồng tốc bị nóng lên có nghĩa rằng bạn cần mua trục truyền động mới.

Tình hình không bằng phẳng của trục có thể khiến chiếc xe của bạn rung chuyển, nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu những đợt rung lắc “chết người” này chỉ đến khi bạn nhấn phanh. Hãy tìm hiểu trong phần tiếp theo.

3. Lỗi phanh

Liệu những rung động có xuất hiện hoặc tăng cường khi bạn nhấn phanh? Nếu vậy, có một khả năng lớn là xe của bạn đang phải chịu trận từ một hoặc nhiều đĩa phanh bị cong.

Lỗi phanh gây rung lắcLỗi phanh gây rung lắc

Đĩa phanh là thành phần có dạng hình đĩa màu bạc sáng bóng trên xe ô tô sở hữu một hệ thống phanh đĩa. Đĩa phanh có thể bị uốn cong khỏi hình dáng ban đầu do hiện tượng mài mòn mạnh mẽ, về cơ bản là do quá nóng trong quá trình phanh gấp, vượt lên trên khả năng xử lý của đĩa phanh. Thay vì bằng phẳng trên tất cả các góc độ, một đĩa phanh bị biến dạng sẽ có bề mặt được nâng lên, hạ xuống hay còn gọi là lồi lõm. Bộ kẹp phanh và má phanh có tác dụng siết chặt các đĩa phanh để khiến chiếc xe dừng lại, không thể kẹp chặt đĩa phanh bị biến dạng. Và do đó, rung lắc xuất hiện.

Nếu bạn không thể sử dụng khéo léo một chiếc cờ lê, ý kiến hay dành cho bạn là bạn nên gặp chuyên gia trong lĩnh lực này – những người có thể nói cho bạn biết tình trạng đĩa phanh hoặc trống phanh (trên những chiếc xe có phanh trống phía sau) của bạn.

4. Bánh xe lắc lư

Thông thường, bạn sẽ cảm thấy chiếc xe của mình đang rung lên trực tiếp thông qua vô lăng. Và theo phỏng đoán vô cùng hợp lý, một vấn đề liên kết có thể là thủ phạm. Nhưng các chuyên gia ô tô lại thường đưa ra lời khuyên khác.

Một hoặc nhiều bánh xe có thể đang phải hoạt động quá sức hoặc bị lung lay tại trục của chính nó. Việc chẩn đoán và xử lý cho trường hợp này khá phức tạp, vì nó có thể vạch ra một số vấn đề. Đầu tiên, chúng ta hãy giả sử rằng mỗi bánh xe được gắn chặt vào trục xe bằng đai ốc bánh xe có mô-men xoắn hợp lý.

Bánh lắc lư gây rung lắcBánh lắc lư gây rung lắc

Với giả thiết đó, giải pháp cho một bánh xe bị rung có thể đòi hỏi thay thế vòng bi bánh xe. Trên hầu hết xe hơi hiện đại, vòng bi bánh xe được sử dụng nhằm mục đích kéo dài tuổi thọ xe hơi hoặc xe tải. Nhưng như bạn đã biết, nếu bạn chấp nhận để chiếc xe của mình ở trong tình trạng tồi tệ hơn so với hỏng hóc thông thường (khó lái, tốn nhiên liệu), việc các vòng bi bị tuột ra ngoài là vấn đề không mới.

Một điều khác cần chú ý là “lệch bánh”. Đây là thuật ngữ mô tả một bánh xe bị lệch bao nhiêu khỏi vòng xoay tròn hoàn hảo khi nó lăn bánh. Các kỹ thuật viên bánh xe sử dụng những dụng cụ chính xác để xác định liệu việc phần lệch ở trên bánh bất kỳ có vượt quá 1.27 cm (nửa inch) hay không. Phần lớn các trường hợp, nhưng không phải tất cả, giải pháp là một chiếc bánh xe mới.

Các nguyên nhân khác của bánh xe lắc lư, lung lay liên quan đến các đầu rô-tuyn hoặc khớp cầu. Nếu chúng bị mòn, chúng sẽ gây ra hiện tượng nhấp nhô nhiều hơn trên bánh xe. Ở tốc độ lái xe, hiện tượng này chuyển đổi thành rung động phiền nhiễu.

Các bánh xe đã chứng minh chúng là thủ phạm phổ biến khi nghiên cứ những lý do tại sao một chiếc xe bị rung lắc. Nhưng chúng ta có thể thu hẹp lý do xuống nhiều hơn nữa. Nếu muốn biết lý do hàng đầu khiến chiếc xe của bạn bị rung, hãy đi đến phần tiếp theo.

5. Vấn đề của lốp

Chúng tôi liệt kê vấn đề lốp xe sau cùng, và cho nó đứng ở vị trí hàng đầu trong các lý do gây lên những rung lắc khó chịu trên chiếc xe yêu quý của bạn.

Lốp gây rung lắcLốp gây rung lắc

Danh sách các tình huống mà vấn đề lốp xe có thể góp phần tạo ra những khó chịu khi chạy xe trên đường mà không được triả nghiệm cảm giác êm ái là một danh sách dài. Tuy nhiên, chúng tôi đã giản lược và chỉ nêu lên ở đây những ý chính:

• Xe rung ở tốc độ nhất định – đòi hỏi sự cân bằng lốp xe

• Lốp xe bị nứt, bị rách – đòi hỏi thay thế lốp mới

• Lốp mòn không đồng đều – Yêu cầu đảo vòng lốp

• Lốp quay không tròn và cuộn không đều – Thay thế lốp mới.

Thỉnh thoảng, lý do không nằm ở lốp xe, mà lại nằm ở chính những bánh xe mà chúng đang bao quanh. Hãy xem xét và tránh né các đoạn ổ gà và các khúc sửa đường cẩu thả có thể gây nguy hiểm cho bánh xe của bạn.

Ngoài ra, nhớ trong đầu rằng năm lý do chúng tôi đã liệt kê trên đây không phải là thủ phạm duy nhất gây ra sự rung xóc trên xe bạn. Khi thấy nghi ngờ, đừng chần chừ, hãy đến gặp ngay các chuyên gia ô tô để tìm được lời giải đáp tốt nhất cho các vấn đề liên quan.

Kinh nghiệm xử lý khi động cơ xe ô tô quá nóng – đồng hồ nhiệt tăng cao

Động cơ xe nóng có thể do thiếu nước làm mát hoặc bị rò rỉ nhưng vẫn có thể kiểm soát tình hình bằng những kỹ năng đơn giản. Nếu nhận thấy dấu hiệu cỗ máy bắt đầu quá nóng, tài xế nên thực hiện những bước dưới đây theo để giúp dừng xe an toàn nhất.

Trường hợp 1: Nếu có thể dừng xe an toàn

Bước 1: Dừng xe

Ngay khi phát hiện ra kim chỉ nhiệt độ động cơ quay tới chữ H (viết tắt của Hot: nóng), tài xế hãy tìm cách lập tức tấp vào lề đường để dừng xe an toàn, tắt máy để động cơ nguội. Với những ngày nóng nên tăng cường để ý chỉ dấu nhiệt độ. Nếu nhìn thấy hơi nước bốc lên từ nắp ca-pô phải dừng xe ngay.

Bước 2:  Mở nắp ca-pô

Mở nắp ca-pô xe để tạo khoảng trống cho hơi nóng động cơ thoát ra ngoài nhanh hơn. Một số xe có chốt ca-pô gần két làm mát nên tài xế cần cẩn thận, lót tay trước khi mở nắp để đảm bảo an toàn.

Bước 3: Không mở nắp két nước

Điều tối kỵ mà tất cả lái xe cần lưu ý là không được mở nắp két nước ngay bởi lúc này nhiệt độ cao khiến áp lực của nước trong két rất lớn, khi mở nắp có thể khiến nước phun trào ra gây bỏng.

Bước 4: Kiểm tra mực nước làm mát

Sau khi đã chờ cho động cơ và hệ thống làm mát nguội bớt, lúc này hãy mở nắp két nước để kiểm tra. Hầu hết các xe đều có một bình chứa nước để dẫn vào két nước, có thể quan sát bằng mắt thường mực nước có đầy hay không

.Nếu xe có bình chứa, hãy đổ đầy lượng dung dịch làm mát, nếu trường hợp khẩn cấp không có dung dịch làm mát có thể thay bằng nước sạch.

 

Nếu xe không có bình chứa, bắt buộc chờ cho hệ thống làm mát nguội hẳn rồi mới mở nắp để thêm dung dịch hoặc nước.

Bước 5: Tìm kiếm vết rò rỉ

 

Khá nhiều trường hợp xe bị quá nóng do hệ thống làm mát bị rò rỉ ở đường ống, đầu xi-lanh hay các lá mỏng ở két nước do bị đá văng lên… Nếu không thể kiểm tra hay đưa xe tới một cửa hàng sửa chữa gần nhất để thợ kỹ thuật xem xét.

Bước 6: Xác định xem có thể đi tiếp hay không

 

Nếu xe đơn thuần là bị thiếu nước làm mát và đổ đầy trở lại thì có thể đi tiếp, nhưng nếu xe cạn khô nước mát mà không xác định được nguyên nhân, tốt nhất hãy gọi cứu hộ. Nhưng nếu không thể gọi bất cứ trợ giúp nào thì phải làm sao?

Trường hợp 2: Bắt buộc phải lái xe tiếp

Nếu phát hiện xe quá nóng nhưng không thể làm gì và bắt buộc phải lái xe tiếp, tài xế nên tuân thủ những bước dưới đây.

Bước 1: Tắt điều hòa

 

Hệ thống điều hòa làm việc kéo theo động cơ làm việc quá tải dẫn tới nhanh nóng.

Bước 2: Chuyển sang chế độ nóng

Bật chế độ sưởi lên hết cỡ, mở quạt to nhất. Nếu trời nóng, hãy xoay cửa thông gió ra phía cửa sổ, hạ kính để khí nóng thoát bớt ra ngoài. Bởi lẽ, hệ thống này sử dụng sức nóng của động cơ để sưởi ấm không khí trong xe, do đó nếu lượng nhiệt này thoát ra càng nhiều, càng nhanh thì động cơ càng nhanh mát.

Bước 3: Không di chuyển nhiều

 

Khi đã ở vào tình trạng động cơ nóng, không di chuyển dài như lúc xe bình thường. Thay vào đó, tần suất dừng nghỉ sẽ nhiều hơn.

Bước 4: Tắt động cơ, nhưng không tắt điện

 

Xoay chìa khóa tắt động cơ nhưng không tắt hẳn hệ thống điện, để bộ sưởi tiếp tục làm việc, sẽ giải phóng nhanh hơn khí nóng ra khỏi động cơ.

Bước 5: Đi ở tốc độ vừa phải

 

Không đi nhanh, dừng nhanh, mà đi chậm ở tốc độ vừa phải. Tăng tốc làm tăng tải trọng khiến động cơ càng nhanh nóng.

Bước 6: Sử dụng kỹ xảo

 

Nếu xe sử dụng quạt tản nhiệt dẫn động thông qua dây đai (thường ở những xe dẫn động cầu sau hoặc dẫn động 4 bánh), hãy thực hiện phương pháp sau khi dừng xe ở đèn đỏ. Đẩy cần số về N hoặc P (số tự động), đạp nhẹ chân ga cho lên vòng tua khoảng 2.000 vòng/phút, giữ chân ga ở ngưỡng đó khoảng một phút. Cách làm này giúp quạt quay nhanh hơn, giải phóng bớt khí nóng.

Nhưng với những xe có quạt tản nhiệt điện tử (thường ở xe dẫn động cầu trước) thì phương pháp này không có tác dụng.

Bước 7: Nếu có thể hãy đợi khi đường hết đông

Xe đang bị nóng mà di chuyển vào đường đông chỉ làm mọi việc thêm tồi tệ vì thời gian di chuyển lâu hơn đồng thời không tận dụng được gió mát. Vì thế nếu có thể hãy tấp xe vào lề và đợi tới khi đường hết tắc.